Những điểm nên lưu ý để đầu tư đất nền an toàn và hiệu quả

Như vậy, khi đầu tư đất nền phân lô tại các huyện vùng ven, diện tích thửa đất càng nhỏ càng nên thận trọng. Người mua cần rà soát kỹ xem tính khả thi của việc bên bán hứa tách thửa và ra sổ có phù hợp với quy định pháp luật hay không.


Rủi ro pháp lý
Đất nền được đầu tư dưới nhiều hình thức khác nhau và phụ thuộc lớn vào sự điều chỉnh chính sách quản lý đô thị tại từng thời điểm. Pháp lý của kênh đầu tư này khá phức tạp, mang tính địa phương rất cao (tùy địa bàn quận, huyện mà có các quy định khác nhau) và có thể thay đổi trong 6-12 tháng tùy tình hình thực tế.

Đầu tư đất nền thường đánh đố người trong cuộc ở điểm pháp lý không đồng nhất như việc đầu tư vào một dự án căn hộ. Do đó, sai sót trong quá trình chuẩn bị thủ tục pháp lý có thể khiến dự án đất nền đóng băng, không được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất riêng từng nền, không được tách thửa, thậm chí bị bỏ hoang.

Đầu tư mua khu đất tách thửa không có lộ giới hẻm rủi ro thế nào?
Có nhiều yếu tố quan trọng cần quan tâm khi tiến hành các thủ tục tách thửa nền đất tại các quận. Một trong số đó là quy hoạch chi tiết hẻm. Việc tách thửa có thể bị dừng lại nếu khu đất không có lộ giới hẻm. Thông thường, người mua đất nền xuống tiền trước vài đợt để chọn lô đất đang tách thửa. Người mua sẽ phải chịu thiệt nếu việc tách thửa bị dừng lại hoặc kéo dài vô thời hạn mà khách hàng không rõ nguyên nhân.

Thời điểm nào dự án đất nền tại Tp.HCM được phép bán?
Theo quy định của pháp luật, đất nền được phép bán khi đã ra sổ từng nền (có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất). Tuy nhiên, bên bán và bên mua thường thỏa thuận với nhau bằng hợp đồng góp vốn để thuận tiện cho quá trình chuẩn bị thủ tục hồ sơ. Điều này luật không ngăn cấm. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và hiệu quả tối ưu cho suất đầu tư, người mua nên chọn tài sản đất nền đã được cấp sổ.

Vì sao nên tránh đầu tư đất có sổ đứng tên chung nhiều người?
Đối với đất thuộc sở hữu của nhiều người hoặc hộ gia đình, mỗi khi muốn tiến hành giao dịch phải được sự đồng ý của tất cả các thành viên liên quan. Do đó, thủ tục giao dịch tài sản trở nên rườm rà và mất nhiều thời gian. Nếu phát sinh những bất đồng hoặc xung đột lợi ích giữa các thành viên này, giao dịch có thể sớm bị đổ bể.

Nhà đầu tư thiệt hại gì khi đầu tư nền đất trong một dự án hoang?
Khi đầu tư vào đất nền bị bỏ hoang, nhà đầu tư sẽ bị mất chi phí cơ hội (lãng phí dòng tiền). Tài sản này cũng bị giảm giá trị hoặc không thể tăng giá như kỳ vọng do mật độ dân cư tại đây quá thấp.

Loại nền đất nào phù hợp với quy định tách thửa của Tp.HCM?
Tại Tp.HCM, quy chuẩn tách thửa đất ở (thổ cư) Khu vực 1 gồm các quận 1, 3, 4, 5, 6, 8, 10, 11, Gò Vấp, Bình Thạnh, Phú Nhuận, Tân Bình, Tân Phú được quy định khá rõ. Cụ thể, được phép tách thửa với nền đất 50m2 và chiều rộng mặt tiền thửa đất không nhỏ hơn 4m. Trường hợp thứ hai, được phép tách thửa nền đất 45m2 và chiều rộng mặt tiền thửa đất không nhỏ hơn 3m tại đường phố có lộ giới lớn hơn hoặc bằng 20m. Trường hợp thứ ba, nền đất 36m2 và chiều rộng mặt tiền thửa đất không nhỏ hơn 3m tại đường phố có lộ giới dưới 20m đủ điều kiện tách thửa.

Nếu mua nền đất đang tách thửa tại khu vực 1, nhà đầu tư cần rà soát tính khả thi của việc bên bán hứa tách thửa và ra sổ có phù hợp với quy định pháp luật hay không để phòng tránh rủi ro về sau.

Việc tách thửa đất ở (thổ cư) tại các huyện Bình Chánh, Hóc Môn và Nhà Bè được xếp vào Khu vực 3 của Tp.HCM. Cụ thể, được tách thửa với nền đất đạt 120m2 và chiều rộng mặt tiền thửa đất không nhỏ hơn 7m. Trường hợp tiếp theo là nền đất được tách thửa phải đạt 80m2 và chiều rộng mặt tiền thửa đất không nhỏ hơn 5m. Ngoài ra, khu đất được tách thửa phải đảm bảo hạ tầng kỹ thuật theo quy hoạch và kết nối, đồng bộ với hạ tầng kỹ thuật hiện hữu.

Như vậy, khi đầu tư đất nền phân lô tại các huyện vùng ven, diện tích thửa đất càng nhỏ càng nên thận trọng. Người mua cần rà soát kỹ xem tính khả thi của việc bên bán hứa tách thửa và ra sổ có phù hợp với quy định pháp luật hay không.

Hợp đồng góp vốn mua đất nền có thế chấp ngân hàng được không?
Hợp đồng góp vốn đầu tư đất nền được xem là thỏa thuận giữa bên bán và bên mua khá phổ biến với thị trường đầu tư BĐS liền thổ. Tuy nhiên, hợp đồng góp vốn có tính chính danh không cao như hợp đồng mua bán BĐS hình thành trong tương lai (tài sản đang xây trên đất). Vì thế, hợp đồng góp vốn không thể mang đi thế chấp ngân hàng. Nếu chủ hợp đồng này mang đi thế chấp, ngân hàng cũng không mạo hiểm nhận thế chấp.

Related posts:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *